Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, di tích; ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp trái phép di vật, cổ vật
Thực hiện Công văn số 2145/SVHTTDL-DSVH ngày 13/5/2025 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo đảm an toàn, an ninh cho di tích; ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh ; Công văn số 6467/UBND-VHXH ngày 09/5/2025 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật và Công văn số 6657/UBND-VHXH ngày 13/5/2025 về việc bảo đảm an toàn, an ninh cho di tích, di vật, cổ vật thuộc di tích ; Công văn số 2096/BVHTTDL- DSVH ngày 12/5/2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bảo đảm an toàn, an ninh cho di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các xã, thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện
nghiêm, có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được giao quản lý, trực tiếp quản lý, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa của Chính phủ và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/8/2021 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; Công văn số 4730/UBND-VX ngày 08/4/2022 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh của Chủ tịch UBND tỉnh các văn bản hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của huyện; định kỳ báo cáo các cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện, theo quy định.
2. Một số biện pháp cụ thể
nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật nói riêng, bảo vệ, bảo đảm an ninh, an toàn các di sản văn hóa trên địa bàn quản lý nói chung:
2.1. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ di sản văn hóan :
- Tiếp tục rà soát, kiểm kê toàn bộ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa điểm khảo cổ, di vật, cổ vật hiện có trên địa bàn quản lý; lập hồ sơ chi tiết, số hóa dữ liệu để quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát.
- Thiết lập hệ thống mốc giới, biển báo rõ ràng tại các khu vực di tích, địa điểm khảo cổ, khu vực có khả năng chứa đựng di vật, cổ vật.
- Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho di tích, di vật, cổ vật thuộc di tích, như: Tổ chức tuần tra, canh gác thường xuyên, đặc biệt tại các khu vực di tích quan trọng, các khu vực có nguy cơ bị xâm hại. Sử dụng các hệ thống giám sát điện tử, camera an ninh tại các khu vực trọng điểm…
- Xác định rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ di tích cho từng cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị chuyên môn, cộng đồng và cá nhân trên địa bàn quản lý.
2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục :
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa đến mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người dân sinh sống gần các khu vực di tích.
- Phát huy vai trò của cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ di sản văn hóa, cung cấp thông tin về các hành vi vi phạm.
- Đưa nội dung về bảo vệ di sản văn hóa vào chương trình giáo dục các cấp học để nâng cao ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ.
- Truyền thông trên các phương tiện đại chúng để lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa.
2.3. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm :
- Phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Khi phát hiện các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi 3 trái phép di vật, cổ vật, phải khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; áp dụng các khung hình phạt nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
- Xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, địa phương nếu để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài hoặc nghiêm trọng trên địa bàn quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
2.4. Nâng cao năng lực cho lực lượng chức năng :
- Phối hợp với các phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn về di sản văn hóa, pháp luật liên quan và kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, bảo vệ di sản và lực lượng thực thi pháp luật tại địa phương.
- Đầu tư trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật đảm bảo phục vụ công tác quản lý, giám sát và điều tra.
3. Công an xã :
- Tăng cường phối hợp, hỗ trợ UBND các xã, thị trấn và các Ban quản lý di tích trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án liên quan đến di sản văn hóa. - Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phòng chống tội phạm liên quan đến di sản văn hóa theo quy định; đấu tranh chống buôn lậu, ngăn chặn và xử lý các đường dây buôn lậu di vật, cổ vật.